In chuyển nhiệt lên vải thực chất là bản in được in trước lên giấy in chuyển nhiệt bằng mực in chuyển nhiệt, sau đó dùng máy ép chuyển nhiệt để ép bản in đó lên vải. Lúc này mực in chuyển nhiệt trên bản in giấy sẽ được chuyển qua vải dưới áp lực của máy ép và sức nóng của nhiệt độ. Thường với những loại vải khác nhau thì sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về nhiệt độ ép, thời gian ép, áp lực của máy.
Ví dụ như những loại vải mỏng như vải gió, cần nhiệt độ thấp hơn ( khoảng 190℃) và thời gian ít hơn ( khoảng 10s) và máy để ở chế độ áp lực thấp hơn nếu không sẽ xảy ra hiện tượng vải co quá mức, hoặc thậm chí cháy vải. Vì vậy, quá trình in chuyển nhiệt lên vải đòi hỏi người thợ phải linh hoạt và có kinh nghiệm nhất định để áp dụng vào thực tế các chất liệu vải khác nhau để được kết quả tốt nhất.
Vậy in chuyển nhiệt trên vải có khó không và muốn làm được thì cần có những máy móc thiết bị như thế nào? Trước tiên, tối thiểu nếu muốn tham gia vào ngành in chuyển nhiệt bạn phải có: máy in dùng mực in chuyển nhiệt, giấy in chuyển nhiệt, máy ép nhiệt. Hiện tại có rất nhiều đơn vị cung cấp các loại vật tư in chuyển nhiệt. Về máy in và máy ép chuyển nhiệt có rất nhiều hãng đến từ Trung Quốc, giá cả hợp lí, dễ sử dụng, dễ thay thế linh kiện như: Allwin, Unniversal, Tenda, Grando, Saitu, Kaitu, Anpha, Xkeda, Ifinity, …. .
Ngoài ra còn có máy của các hãng nổi tiếng của Đức, Ý, Nhật như Epson, Mimaki, Brother, Poly Print, TexTalk… Tuy nhiên, giá thành cao hơn rất nhiều, chi phí sửa chữa tốn kém, hơn nhưng thời gian khấu hao sẽ được lâu. Các cỡ máy rất đã dạng: từ nhỏ như A4, A3, A0, đến lớn như khổ 1,5m – 3,4m… Mực chuyển nhiệt và giấy in chuyển nhiệt có 2 dòng chính: dòng từ Trung Quốc và dòng hãng. Mực và giấy từ Trung Quốc khác rẻ hơn, số lượng cung cấp mỗi lần không giới hạn.
Tuy nhiên nếu bạn dùng mực Trung Quốc thường thì các bên bán máy sẽ không bảo hành đầu phun – thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi mực và đắt tiền nhất của máy. Nếu dùng mực hãng thì thời gian khấu hao đầu phun sẽ lâu hơn tuy nhiên chi phí đội lên khá nhiều ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vậy, câu hỏi nên dùng hàng của Trung Quốc hay của hãng thật ra không khó trả lời, Đặt vào trường hợp cụ thể các bạn in hàng nào: hàng chợ hay hàng công ty, hàng xuất khẩu? Yêu cầu chất lượng hình ảnh có cần chính xác không, độ bền sản phẩm có cần quá cao không? Các bạn sẽ có những lựa chọn hợp lý cho riêng mình.
Ngoài các vấn đề trên thì để vận hành được một xưởng in chuyển nhiệt quy mô, các bạn cần setup một khu nhà xưởng rộng rãi, thoáng mát, nên có quạt hút gió, hút mùi vì trong quá trình sản xuất thường có nhiều khói, bụi vải và mùi khét. Khu vực đặt máy in và máy ép nên tách biệt để không bị ảnh hưởng bởi mùi và khói. Thợ in phải biết sử dụng máy tính, biết đọc các thông số kỹ thuật trên máy in. Thiết kế phải thông thạo các phần mềm Photoshop, AI, Corel vì bản in muốn nét thì phải được thiết kế trên các phần mềm này.
Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được cơ bản về công nghệ in chuyển nhiệt lên vải. Vậy, công nghệ in này có những ưu nhược điểm nào so với các công nghệ in lên vải trước đây.
Trước tiên về ưu điểm, Chất lượng hình ảnh của in chuyển nhiệt cực kì sắc nét và sống động. Vì cách pha màu phức tạp và các khoảng màu sáng tối đậm nhạt được máy móc tính toán chính xác đến từng ly nên hình ảnh sống động như thật. Khác với in lưới thủ công từng mảng màu bệt nên có cảm giác hình ảnh luôn là hình 2D. chính vì đặc tính này nên công nghệ in này còn có tên gọi là in 3D hay in kỹ thuật số.
Công nghệ in này hoàn toàn sử dụng bằng máy móc vì thế bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công, chất lượng hàng in ra ổn định hơn vì máy móc sẽ tính toán sẵn cho bạn các định lượng màu sắc, cách pha màu, đổ màu.
Thời gian ra hàng nhanh và đều đặn hơn. Theo tính toán chung, cứ 1 xưởng in chuyển nhiệt 1 máy in và máy ép thì tốc độ ra hàng thường gấp 3 lần so với một công nhân in lụa thủ công.
Độ bền của hình in thì không phương pháp in nào có thể so sánh được. Trong quá trình in, bản in trên giấy dưới sức nóng của nhiệt độ và áp lực rất lớn của máy mới ăn vào vải, vì vậy độ bền thường là vĩnh viễn theo sản phẩm. Sử dụng chất tẩy và các công cụ mài cũng không thể làn hình in bong khỏi vải.
Tuy nhiên, công nghệ in này cũng có 1 số nhược điểm so với các công nghệ in khác như: chỉ in được lên trên vải pha polime, chỉ in được trên vải sáng màu, chi phí điện tốn kém,….